Trang chủ / Tin tức - Sự kiện / Thông tin Y dược / CHÚNG TA CẦN THỰC PHẨM, KHÔNG CẦN THUỐC LÁ
Thông tin Y dược

CHÚNG TA CẦN THỰC PHẨM, KHÔNG CẦN THUỐC LÁ

11/12/2023 - 110 Lượt xem

Thông qua chủ đề này, WHO
kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng
đồng về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe, kinh tế, môi trường, an ninh lương
thực và dinh dưỡng; khuyến khích người nông dân chuyển đổi, thay thế cây thuốc
lá bằng cây trồng phù hợp; đề cập đến mối liên hệ giữa thuốc lá và đói nghèo;
kêu gọi người hút bỏ thuốc lá để dành tiền chi cho thực phẩm.

 

Theo
WHO, việc trồng, sản xuất và sử dụng thuốc lá có liên quan đến tình trạng
mất an ninh lương thực và đói nghèo. Bởi thuốc lá là loại cây trồng không bền
vững, hủy hoại môi trường do canh tác thuốc lá dẫn đến giảm diện tích trồng
trọt cây lương thực và loại cây khác, cạn kiệt nguồn nước, phá rừng quy mô lớn,
xói mòn đất và ô nhiễm không khí. Hàng năm trên thế giới có khoảng 5% diện tích
rừng bị phá để trồng cây thuốc lá cũng như lấy gỗ để sấy thuốc lá. Ước tính mỗi
năm cần 18 tỷ cây xanh để làm củi sấy thuốc lá. Việc sử dụng thuốc lá thải ra
môi trường mỗi năm khoảng từ 3.000 đến 6.000 tấn Formaldehyde, từ 12.000 đến
47.000 tấn Nicotine và từ 300 đến 600 triệu kg chất thải độc hại của các mẩu
thuốc lá… Tổn thất kinh tế toàn cầu do thuốc lá gây ra mỗi năm là 1,400 tỷ đô
la Mỹ. Một người nông dân trong suốt quá trình trồng trọt và thu hoạch thuốc lá
có thể hấp thụ lượng nicotine có trong 50 điếu thuốc lá/ngày. Số tiền chi tiêu
cho thực phẩm cũng bị chuyển sang chi tiêu cho thuốc lá và chi trả việc khám,
chữa các căn bệnh do thuốc lá gây ra.

Theo SEATCA năm 2018, Việt Nam là một trong 3 quốc gia khu vực ASEAN có
diện tích trồng cây thuốc lá và số người tham gia trồng cây cao nhất, bên cạnh
Indonesia và Philippines. Ước tính tại Việt Nam có 14.651 ha trồng cây thuốc lá
và khoảng 220.000 người tham gia trồng loại cây này.
Nếu đất trồng thuốc lá có thể được sử dụng cho việc trồng
cây lương thực sẽ góp phần vào việc thực hiện Mục tiêu thứ 2 của Phát triển Bền
vững của Liên Hợp Quốc: “Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện
dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững”.

WHO tiếp tục kêu gọi các nước xây dựng các chính sách và chiến
lược phù hợp nhằm cung cấp sự hỗ trợ cho các hoạt động thay thế khả thi về kinh
tế cho người trồng thuốc lá; tăng cường bảo vệ môi trường và sức khỏe của những
người trồng cây thuốc lá; nâng cao nhận thức cho người trồng cây thuốc lá về
tác hại của trồng cây thuốc lá và lợi ích của việc chuyển đổi cây trồng phù hợp;
Hỗ trợ các nỗ lực chống sa mạc hóa và suy thoái môi trường bằng cách giảm trồng
cây thuốc lá.