Nhằm giúp các tỉnh triển khai mô hình nhóm cộng đồng hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ (CAB) và cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS thân thiện với nhóm cộng đồng đích. Trong 2 ngày 26 và 27/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Nguyên phối hợp với tổ chức BIDMC Hội thảo tăng cường xây dựng năng lực cho cán bộ y tế và nhóm cộng đồng hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Dự Hội thảo có ông Võ Hải Sơn, Phó Cục trưởng phòng chống HIV/AIDS cùng Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật các tỉnh: Bình Dương, Hải Phòng, Long An , Bà Rịa – Vũng tàu, Sóc Trăng và Đồng Tháp…
Hội thảo đã được các chuyên gia đến từ Cục Phòng, chống HIV/AIDS và Tổ chức BIDMC chia sẻ các nội dung: Hướng dẫn quốc gia về mô hình CAB và kết quả hoạt động của nhóm CAB theo khung chương trình, nhấn mạnh vai trò của mô hình CAB trong kết nối cộng đồng, thông qua các cấu phần chính hoạt động của nhóm như: Cải thiện chất lượng, kỳ thị và phân biệt đỗi xử, nâng cao kiến thức về sức khỏe truyền thông và kết nối cộng đồng. Xác định thuận lợi khó khăn trong việc triển khai mô hình CAB kể từ khi thành lập cho đến thời điểm hiện tại. Giới thiệu CAB logic Model về tầm nhìn dài hạn để mở rộng và tăng cường hiệu quả can thiệp tại công đồng. Xác định nhu cầu xây dựng năng lực cần để mở rộng mô hình hiệu quả. Những khuyến nghị thay đổi, điều chỉnh phù hợp với hướng dẫn Quốc gia…
Cùng với đó, các chuyên gia cũng chia sẻ kết quả triển khai triển khai mô hình CAB tại các tỉnh do Tổ chức BIDMC tại tỉnh Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Thái Nguyên và Hải Phòng từ đó rút ra kinh nghiệm trong việc tiếp cận, xây dựng mối quan hệ với cộng đồng, hỗ trợ kết nối nhu cầu của cộng đồng đến hệ thống y tế nhằm cải tiến chất lượng, phản ánh nhu cầu cần được đào tạo về kỹ năng, kiến thức để hỗ trợ cộng đồng trong việc tiếp cận dự phòng và điều trị.
15 năm qua, số người nhiễm HIV mới phát hiện, số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và số tử vong do AIDS đều giảm đáng kể. Tuy nhiên,theo thống kê, người nhiễm HIV/AIDS kỳ thị và phân biệt đối xử hiện còn phổ biến. Có 88% người tham gia cảm thấy khó khăn tiết lộ tình trạng HIV của mình; 24% người nhiễm HIV cho biết họ có ít nhất 1 trải nghiệm bị kỳ thị tại cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chông HIV/AIDS…
Trong chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2030, Việt Nam đã đặt mục tiêu 95-95-95 nhằm hướng tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030. Mô hình nhóm cộng đồng hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ CAB là một sáng kiến tạo ra cơ chế để cộng đồng và khách hàng đóng góp ý kiến cho chương trình phòng chống HIV/AIDS. Mục tiêu của CAB là cải thiện các dịch vụ ngày càng tốt hơn, đúng với tiêu chí lấy khách hàng làm trung tâm. Mở rộng mô hình này ra nhiều địa phương, CAB sẽ là cầu nối chính thức giữa cộng đồng đích và hệ thống y tế trong phòng chống HIV/AIDS.
Kiều Nhi