Trang chủ / Tin tức - Sự kiện / Thông tin Y dược / Mối đe dọa do vấn nạn kháng kháng sinh bùng phát
Thông tin Y dược

Mối đe dọa do vấn nạn kháng kháng sinh bùng phát

11/12/2023 - 107 Lượt xem

 

Kháng
kháng sinh là gì?

Kháng
kháng sinh là tình trạng kháng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm gây ra bởi
các chủng vi khuẩn hoặc nấm gây nhiễm trùng khiến các thuốc này không đáp ứng
được nhu cầu điều trị.

Thuốc
kháng sinh là thuật ngữ dùng để mô tả các loại thuốc điều trị nhiều loại nhiễm
trùng bằng cách tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của mầm bệnh gây nhiễm
trùng.

Vi
khuẩn gây ra các bệnh nhiễm trùng, các bệnh do thực phẩm và các bệnh nhiễm
trùng nghiêm trọng khác. Kháng sinh là thuốc giúp điều trị các tình trạng nhiễm
trùng của cơ thể gây ra bởi vi khuẩn.

Nấm
gây nhiễm trùng như bệnh nấm da chân, nhiễm trùng nấm men và các bệnh nhiễm
trùng nghiêm trọng khác. Thuốc chống nấm điều trị nhiễm nấm. Đôi khi người ta
sử dụng thay thế cho “kháng sinh” và “kháng sinh”.

Kháng
kháng sinh là một mối đe dọa khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu, giết
chết ít nhất 1,27 triệu người trên toàn thế giới và liên quan đến gần 5 triệu
ca tử vong vào năm 2019.

 


chế kháng kháng sinh

Bệnh
nhân phải luôn được điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh/thuốc chống nấm khi
cần dùng thuốc để điều trị nhiễm trùng và nhiễm trùng huyết. Việc sử dụng
thường xuyên các loại thuốc này mang đến lợi ích tốt cho sức khỏe và mạng sống
của người bệnh nhưng lại góp phần làm gia tăng sự phát triển của các chủng vi
khuẩn kháng thuốc. Kháng thuốc kháng sinh được tăng tốc khi sự hiện diện của
thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm gây áp lực cho vi khuẩn và nấm để thích
nghi. Thuốc kháng sinh và thuốc kháng nấm tiêu diệt một số vi trùng gây nhiễm
trùng, nhưng chúng cũng tiêu diệt vi trùng hữu ích giúp bảo vệ cơ thể chúng ta
khỏi bị nhiễm trùng. Từ đó khiến các chủng vi trùng có hại nhân lên. Các vi
trùng chưa bị tiêu diệt, bất hoạt bởi kháng sinh có thể có đặc điểm kháng thuốc
trong DNA và sau đó lây lan, lan rộng ra. Để tồn tại, vi trùng phiến triển các
cơ cơ chế bảo vệ khỏi các kháng sinh và thuốc chống nấm được gọi là cơ chế
kháng thuốc. DNA cho vi trùng biết cách tạo ra các protein cụ thể, xác định cơ
chế kháng thuốc của vi trùng. Vi khuẩn và nấm có thể mang gen của nhiều loại
kháng thuốc.

Triệu chứng kháng thuốc kháng sinh thường khó nhận biết, chủ yếu là
người bệnh không đáp ứng với kháng sinh nào đó và thường được bác sĩ nhận định.

Tỷ lệ kháng kháng sinh ở Việt Nam hiện nay có xu hướng ngày càng gia
tăng do việc sử dụng kháng sinh không hợp lý ở tất cả các cấp của hệ thống chăm
sóc sức khỏe, trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và trong cộng đồng.

Vi khuẩn
kháng kháng sinh có lây không?

Tỷ
lệ kháng kháng sinh gia tăng theo thời gian, chủ yếu là do biến đổi gen. Các
chủng sinh vật có khả năng kháng kháng sinh được tìm thấy ở cả người, động vật
và cả trong các loại thực phẩm, điều kiện môi trường như đất, nước,… Sinh vật
kháng kháng sinh có khả năng lây lan chéo từ người sang người hoặc từ động vật
sang người bao gồm cả những loại đồ ăn nguồn gốc từ động vật.

Nguyên
nhân và tác hại của hiện tượng kháng kháng sinh

Những
yếu tố này thường góp phần vào tình trạng kháng kháng sinh:

Lạm
dụng thuốc kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh khi không cần thiết hoặc hữu ích
sẽ góp phần gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Ví dụ, hầu hết các trường
hợp viêm họng (đau họng) là do virus nên việc dùng kháng sinh có thể không giúp
ích được gì. Ngay cả nhiễm trùng tai do vi khuẩn thường cải thiện mà không cần
dùng kháng sinh.

Dùng
kháng sinh không đúng cách: Vi khuẩn tận dụng mọi cơ hội để sinh sôi. Nếu bạn
quên uống thuốc trong một ngày (hoặc vài ngày), ngừng điều trị quá sớm hoặc sử
dụng kháng sinh không đúng (chẳng hạn như dùng thuốc của người khác), vi khuẩn
bắt đầu sinh sản. Khi chúng nhân lên, chúng có thể thay đổi (đột biến). Vi
khuẩn đột biến ngày càng trở nên kháng thuốc hơn.

Sử
dụng trong nông nghiệp: Vi khuẩn ở động vật cũng có thể trở nên đề kháng kháng
sinh. Ước tính 80% sử dụng kháng sinh ở Hoa Kỳ là dành cho gia súc.

Kháng
thuốc tự phát: Đôi khi, cấu trúc di truyền (ADN) của vi khuẩn tự thay đổi hoặc
đột biến. Thuốc kháng sinh không nhận ra loại vi khuẩn mới thay đổi này và
không thể nhắm mục tiêu theo cách nó nên làm.

Kháng
thuốc lây truyền: Bạn có thể truyền nhiễm vi khuẩn kháng thuốc truyền nhiễm cho
người khác.

Việc
vi trùng phát triển các cơ chế kháng thuốc có thể làm bất hoạt nhiều loại kháng
sinh cùng lúc khiến cho việc điều trị nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn. Đáng
báo động là vi trùng kháng kháng sinh có thể chia sẻ cơ chế kháng thuốc của
chúng với các vi trùng khác chưa tiếp xúc với kháng sinh hoặc thuốc chống nấm.
Điều này gây khó khăn rất lớn trong việc tìm được kháng sinh phù hợp để điều
trị cho người bệnh, khiến việc điều trị các nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn
bao giờ hết.

Biến chứng
do đề kháng kháng sinh gây ra

Việc
đề kháng với kháng sinh có thể dẫn đến:

Tăng
nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, kéo dài và tử vong.

Dễ
gặp tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc.

Kéo
dài thời gian nằm viện, điều trị.

Chi
phí điều trị gia tăng do phải phối hợp nhiều thuốc.

Cần
đi thăm khám nhiều hơn.

Những đối
tượng dễ bị tổn hại bởi kháng kháng sinh

Bất
cứ ai tiếp xúc với kháng sinh đều có nguy cơ bị kháng kháng sinh. Người lớn
tuổi và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu có nhiều khả năng bị nhiễm
trùng vi khuẩn nghiêm trọng cần điều trị bằng kháng sinh. Sự kết hợp này khiến
họ có nguy cơ cao bị biến chứng do kháng kháng sinh.

Đối
tượng chịu nhiều tác động do tình trạng kháng thuốc kháng sinh gồm:

Bị
AIDS .


Đang được điều trị bệnh tự miễn dịch, như bệnh lupus, bằng liệu pháp ức chế
miễn dịch.

Bị
ung thư.


Người nhận cấy ghép nội tạng hoặc tế bào gốc (tủy xương) .


Điều trị đề kháng kháng sinh

Nếu
phát hiện người bệnh gặp đề kháng với kháng sinh đang điều trị thì bác sĩ nên
tiến hành đổi thuốc kháng sinh khác. Bác sĩ cần lên phác đồ điều trị kỹ càng,
cẩn thận trọng và đánh giá các tác động của loại kháng sinh mới với bệnh nhân
vì một số kháng sinh có thể khiến tác dụng phụ gặp phải ở người bệnh tăng lên
cũng như nguy cơ kháng thuốc cũng có thể ghi tăng khi dùng kháng sinh khác.

Cách
ngăn ngừa đề kháng với kháng sinh

 

Để ngừa kháng kháng sinh ở trẻ em và người lớn, chúng ta nên: 


Chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ kê đơn và không tự ý lấy thuốc đó cho người khác
dùng.


Làm theo lời khuyên của bác sĩ để điều trị các triệu chứng của bạn mà không cần
dùng kháng sinh. Không nên yêu cầu dùng kháng sinh khi không cần thiết. Ước
tính có khoảng 30% trong số hàng triệu đơn thuốc được viết mỗi năm là không cần
thiết. Đối với các bệnh do vi-rút gây ra như cảm lạnh thông thường, viêm phế
quản và nhiều bệnh nhiễm trùng tai và xoang thì có thể không cần dùng kháng
sinh.


Nên nhắc nhở liều dùng thuốc để tránh quên dùng, bỏ lỡ, dùng không đúng, đủ đợt
điều trị.


Uống đúng thời gian chỉ định kể cả khi cảm thấy bệnh đã tiến triển tốt cũng
không nên ngừng dùng kháng sinh sớm. Nếu bạn dừng thuốc kháng sinh quá sớm, vi
khuẩn có thể bắt đầu phát triển trở lại và chúng có thể phát triển khả năng
kháng thuốc.


Rửa tay thường xuyên: Vệ sinh tốt làm giảm nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn nhất là
khi đang ở trong bệnh viện.


Tiêm phòng: Chủng ngừa có thể bảo vệ bạn chống lại một số bệnh được điều trị
bằng thuốc kháng sinh.

Với
bát kỳ bệnh lý gì, đặc biệt là nhiễm trùng nên tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định
của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ các vi khuẩn kháng thuốc phát triển, giúp
việc điều trị trong những lần sau được dễ dàng và hiệu quả hơn.

Tài liệu
tham khảo

1,
Chuyên gia của CDC (Ngày đăng 5 tháng 10 năm 2022).
How
Antimicrobial Resistance Happens
, CDC. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.

2,
Chuyên gia của WHO (Ngày đăng 17 tháng 11 năm 2021).
Antimicrobial
resistance
, WHO.
Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.

3,
Chuyên gia của Cleveland Clinic (Ngày đăng 23 tháng 6 năm 2021).
Antibiotic
Resistance
,
Cleveland Clinic. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.

4,
Tác giả Jennifer Rainey Marquez (Ngày đăng 3 tháng 8 năm 2022).
What You Need
to Know About Antibiotic Resistance
, WebMD. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.

5.
Tổng
quan dược lý thuốc kháng sinh và phân loại 9 nhóm kháng sinh
. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh. Truy cập
ngày 6 tháng 5 năm 2023.

6.
Tác
giả: Dược
sĩ Lưu Anh
(Ngày đăng 17 tháng 11 năm 2021). Vấn Đề Kháng Kháng Sinh – Cuộc Chiến Với Siêu Vi Khuẩn.
trungtamthuoc.
Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.

7. Dược sĩ Lưu Anh. (Ngày đăng 08
tháng 04 năm 2023). Hướng dẫn sử dụng hợp lý thuốc kháng sinh.
Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.

8. Tác giả: Biên tập: Ths. BSNT.
Nguyễn Thị Lê (Trung tâm hô hấp – BV Nhi Trung Ương 1). Một số lưu ý khi dùng Kháng sinh trong điều trị viêm tai
giữa cấp
.

9. Tác giả: Biên soạn: ThS.DS. Phạm Thị Phương
Thanh- Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định Hiệu đính: ThS.DS. Phạm Văn
Trường- Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định ThS.DS. Nguyễn Thị
Thu Thuỷ- Giảng viên Bộ môn Dược lâm sàng, Trường Đại học Dược Hà Nội Tổ Dược
lâm sàng- Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.  (Ngày đăng 22 tháng 01 năm 2022). Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi do vi khuẩn
không điển hình
. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.

10. Tác giả: Dược sĩ
Lê Duy
. Ngày đăng 30 tháng 11 năm 2021. Cơ chế tác dụng của kháng sinh. itppharma.com.
Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.

11. Tác giả: BS. Đặng Thanh Tuấn – BV Nhi Đồng 1.
Ngày đăng 08 tháng 04 năm 2023. Thuốc kháng sinh dạng hít trong chăm sóc tích cực: Công
nghệ hiện đại và viễn cảnh tương lai
.  Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.

12. Tác giả Dược
sĩ Kiều Trang
(Ngày đăng 12 tháng 09 năm 2022). Báo Động Tình Trạng Kháng Kháng Sinh Tại Việt Nam.  Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.