Trang chủ / Tin tức - Sự kiện / Thông tin Y dược / Phân loại thuốc kháng virus (ARV) và cách dùng đúng cách
Thông tin Y dược

Phân loại thuốc kháng virus (ARV) và cách dùng đúng cách

11/12/2023 - 111 Lượt xem

 

Virus có 2 thành phần: nucleic acid + vỏ bọc ngoài:

– Nucleic
acid tuỳ loại sẽ có 1 đến 2 chuỗi DNA (deoxyribonucleic acid) hay RNA
(ribonucleic acid).

Capsid là vỏ protein bọc ngoài của
virus. Ngoài ra, ở một vài loại virus có cả vỏ lipoprotein. Trên lớp vỏ ngoài
của virus có thể chứa những protein kháng nguyên. Virus với đặc tính sống ký
sinh bên trong tế bào vật chủ sau đó tiến hành quá trình sao chép của chúng dựa
theo quá trình tổng hợp của tế bào vật chủ.

Phân loại virus

Dựa vào
nucleic acid của virus được chia làm hai loại:

Virus
có nucleic acid là DNA

Virus
có nucleic acid là RNA

Chủng
virus điển hình: Poxvirus (gây bệnh đậu mùa), , HepaDNAvirus (gây viêm gan
B), Adenovirus (gây viêm kết mạc, viêm họng), Herpesvirus (gây bệnh thuỷ đậu,
herpes, zona) và Human papillomavirus (HPV)( gây bệnh hột cơm ).

Sự
phát triển, lây lan: khi đã thâm nhập vào trong nhân tế bào của vật chủ, ADN
virus ngay lập tức sao mã bởi mRNA polymerase của tế bào vật chủ vào RNA
thông tin (messenger RNA – mRNA), mRNA được dịch mã theo cách thông thường
của tế bào vật chủ để thành các protein đặc hiệu của virus.

Đặc
biệt, virus đậu mùa có thể sao chép ngay trong bào tương của tế bào vật chủ
vì RNA polymerase (RNAP, RNApol)(là enzyme xúc tác cho quá trình tổng hợp
RNA) riêng nên.

Chủng
virus điển hình: Arenavirus (gây viêm màng não, sốt Lassa – Lassa fever…),
Rhabdovirus (gây bệnh dại), Rubellavirus (gây bệnh Rubeon (Rubella, còn gọi
là bệnh sởi Đức – German measles)), Orthomyxovirus (gây bệnh cúm),
PicoRNAvirus (gây bệnh bại liệt, viêm màng não, cảm lạnh), Arbovirus (gây sốt
vàng),Paramyxovirus (gây bệnh sởi, quai bị).

Sự
phát triển lây lan: với RNA virus, việc sao chép trong tế bào vật chủ sẽ dựa
vào hoặc là các enzyme trong virion (hạt virus) để tổng hợp mRNA cho nó, hoặc
là RNA virus được dùng như chính mRNA của nó. mRNA được dịch mã thành các
protein virus, kể cả RNA polymerase, enzyme chi phối sự tổng hợp nhiều mRNA
virus.

Một
nhóm RNA virus trong loại này là Retrovirus có chứa enzyme sao mã ngược RT
(RT = reverse transcriptase, còn gọi là RNA-dependent DNA polymerase), tạo
DNA từ RNA virus. Sau đó, bản sao DNA tích hợp vào bộ gen(genome) của vật chủ
( lúc đó được coi như provirus ) và được sao mã thành cả RNA genome và mRNA
để dịch mã thành các protein virus (HIV).

Để đạt hiệu quả điều trị bệnh do virus
gây ra một cách tối ưu cần bắt đầu điều trị sớm do ở một số bệnh về virus thì đỉnh
điểm của sự sao chép của virus diễn ra từ ngay f khi có triệu chứng lâm sàng. Đồng
thời, các thuốc kháng virus cần phải có tính đặc hiệu thì mới ngăn cản sự xâm
nhập của virus vào tế bào.

Thuốc kháng virus (ARV)

 

Thuốc
kháng virus là gì?

Thuốc
kháng virus (Antiviral drugs)  hay thuốc
chống virus là nhóm thuốc có tác dụng đặc hiệu giúp điều trị bệnh do virus gây
ra nhiều hơn là vi khuẩn khác.

Hầu hết
những loại thuốc kháng virus khác đa số được sử dụng cho các trường hợp mắc
virus đặc biệt nhưng cũng có một loại thuốc có phổ kháng rộng khác có hiệu quả
trong điều trị một loạt các virus.

Cơ sở dùng thuốc kháng virus theo giai đoạn phát triển nhân
lên của chúng.

Tác dụng đặc hiệu của các thuốc kháng virus được
nghiên cứu dựa vào từng bước trong chu trình sao chép, nhân đôi của virus:

Giai đoạn sao chép của virus

Cơ chế hoạt động của thuốc ARV tương ứng

Xâm nhập tế bào vật chủ:

Virus bám dính bề mặt ngoài tế bào vật chủ

Virus xâm nhập tế bào vật chủ

Bẫy receptor hoà tan, kháng receptor kháng thể, ức chế protein kết
hợp.

Tháo vỏ: Virus giải phóng genom

Chọn kênh ion, chất làm bền vững màng receptor

Virus sao mã genom của chúng

Chọn kênh ion, chất làm bền vững màng capsid

Dịch mã của protein virus

Ức chế các enzym tham gia vào quá trình sao mã của virus: DNA
polymerase, RNA polymerase, reverse transcriptase, helicase, primase hay
integrase

Các protein điều hoà (giai đoạn sớm)

Interferon

Các protein điều hoà (giai đoạn muộn)

Các chất ức chế protein điều hoà

Thay đổi sau dịch mã

Các chất ức chế protease

Tập hợp các thành phần của Viritron

Interferon, các chất ức chế protein tập hợp

Thoát khỏi tế bào vật chủ

Chất ức chế neuraminidase, kháng thể chống virus

 Tuỳ vào từng loại virus mà các nhà khoa học nghiên cứu ra thuốc đặc trị dựa theo cơ sở sao chép của chúng, hạn chế nhất biến chứng khó lường đem lại tác dụng tốt nhất, thời gian có tác dụng ngắn nhất. 

Phân loại thuốc kháng virus

Một số
loại thuốc điều trị virus phổ biến, sử dụng nhiều hiện nay:

Thuốc
kháng HIV (thuốc kháng virus sao chép ngược)

Thuốc
ức chế enzyme sao chép ngược loại nucleoside (nucleoside analog
reverse-transcriptase inhibitors – NARTIs hoặc NRTIs)): zidovudine,
didanosine, stavudine, zalcitabine, lamivudine…

Thuốc
ức chế enzyme sao chép ngược loại non-nucleoside (non-nucleoside
reverse-transcriptase – NNRTIs) : nevirapine, efavirenz.

Thuốc
ức chế enzyme protease (protease inhibitors – PIs) : indinavir, ritonavir,
nelfinavir, fosamprenavir, lopinavir, saquinavir, atazanavir…

Thuốc kháng virus điều trị
COVID-19

Remdesivir; Favipiravir; Nirmatrelvir
kết hợp với Ritonavir và Molnupiravir.(đây là 4 loại thuốc được Bộ Y tế cấp
phép cho sử dụng điều trị virus SARS-CoV-2 ở Việt Nam)

Thuốc
kháng virus cúm

Amantadin,
rimantadin, oseltamivir, zanamivir…

Thuốc
kháng virus khác

Thuốc
kháng virus đậu mùa :

Thuốc
cổ điển : isatin-beta-thiosemicarbazone, N-methyl-isatin-beta-thiosemicarbazone
( biệt dược : marburan ).

Thuốc
mới : HDP-cidofovir ( dạng uống ), cidofovir ( dạng tiêm IV ).

Các
cytokin : interferon.

Các
thuốc kích thích miễn dịch : cycloferon…

Thuốc
kháng virus herpes

Aciclovir
và valaciclovir, ganciclovir và valganciclovir, penciclovir và
famciclovir,  cidofovir, foscarnet,
fomivirsen, trifluridine…

Thuốc kháng virus (ARV) là thuốc kê đơn nên chỉ được sử dụng khi có được bác sĩ chỉ định theo đơn kê và tuân thủ mọi hướng dẫn, lưu ý mà cán bộ y tế đưa ra để sử dụng thuốc một cách an toàn, hiệu quả, có tác dụng tốt nhất. 

Tài liệu tham khảo

1.  Rossignol JF, cập nhập năm 2014. Nitazoxanide: a first-in-class broad-spectrum
antiviral agent
,
Pubmed. Truy cập ngày 26 tháng 04 năm 2023.

2. Rick
Daniels, Leslie H. Nicoll, cập nhập năm 2012.
Pharmacology –
Nursing Management. Contemporary Medical-Surgical Nursing
, archive. Truy cập ngày 26 tháng 04
năm 2023.

3. TENOFOVIR theo dược thư quốc gia xuất bản lần
3 năm 2022
.

4. Kisung
Ko, Yoram Tekoah, Pauline M. Rudd, David J. Harvey, Raymond A. Dwek, Sergei
Spitsin, Cathleen A. Hanlon, Charles Rupprecht, Bernhard Dietzschold, Maxim
Golovkin, and Hilary Koprowski, cập nhập năm 2003.
Function and glycosylation of plant-derived
antiviral monoclonal antibody
,
PNAS. Truy cập ngày 26 tháng 04 năm 2023.

5. Dược sĩ Kiều Trang, cập nhật ngày 14 tháng 12 năm
2021.
Sử Dụng thuốc
ARV Trong Điều Trị HIV/AIDS
.

6. Dược sĩ Mai Hiên, cập nhật ngày 08 tháng 10 năm
2022.
Các Loại Thuốc
Điều Trị HIV Mới Nhất Hiện Nay
.

7. Schnitzler, P Schön,
K Reichling, J, , cập nhập năm 2001.
Antiviral
activity of Australian tea tree oil and eucalyptus oil against herpes simplex
virus in cell culture
, Die Pharmazie. Truy
cập ngày 26 tháng 04 năm 2023.

8. ​​Sách
bộ môn Hóa Dược – Trường Đại học Dược Hà Nội – Chủ biên PGS.TS Nguyễn Tưởng.
Hóa trị liệu –
Các thuốc Kháng Virus: cơ chế, lưu ý khi dùng
.

9. Dược sĩ Đặng Hoàn ngày đăng 12 tháng 11 năm 2021. Tổng quan về
nhóm thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV (PrEP)
.

10. Thuốc kháng virus và các thuốc tốt nhất được
Bộ Y tế cấp phép
,
Trung tâm thuốc Central Pharmacy. Truy cập ngày 26 tháng 04 năm 2023.

11. Thuốc kháng Virus: Cơ chế tác dụng, Chỉ định,
Liều dùng, Lưu ý khi dùng
.

12. Thuốc chống
phơi nhiễm HIV: Độ an toàn, Lưu ý tác dụng phụ, Nơi bán
.