Trang chủ / Hoạt động chuyên môn / Phòng, chống HIV/AIDS / TẤM LÁ CHẮN TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH
Phòng, chống HIV/AIDS

TẤM LÁ CHẮN TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH

11/12/2023 - 243 Lượt xem

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
Thái Nguyên được thành lập theo quyết định số 2402/QĐ-UBND ngày 01/9/2017 của UBND
tỉnh Thái Nguyên. 5 năm sau ngày thành lập, nhìn lại một chặng đườngtiếp nối truyền thống đáng tự hào của hệ thống phòng chống dịch bệnh và nỗ
lực khắc phục mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được
giao, vừa qua Trung tâm đã tổ chức Tọa đàm Gặp mặt các thế hệ cán bộ khối Y tế
dự phòng, tổ chức Kỷ niệm 5 năm ngày thành lập và tổng kết công tác phòng chống
dịch bệnh năm 2022; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.

Ngay từ khi mới thành lập trên cơ sở sát nhập 5 trung tâm: Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm
Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Da liễu
chống phong và Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe, dù
số cán bộ viên chức đông, điều
kiện làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn còn
thiếu thốn nhưng được sự quan tâm kịp thời của các cấp, ngành Y tế, đến nay
Trung tâm đã cơ bản đáp ứng được điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ viên chức,
phục vụ tốt hơn cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ; chủ động
tham mưu với Sở Y tế trình Tỉnh ủy, UBND tỉnh,phối hợp chặt chẽ với các sở ban
ngành, chính quyền các cấp thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh và các
chương trình y tế mục tiêu quốc gia trên địa bàn, thực hiện tốt nhiệm vụ chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Với mục tiêu không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn, khi có
dịch xuất hiện thì quyết liệt chỉ đạo dập tắt kịp thời, không để dịch chồng dịch,hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng xấu tới phát triển kinh tế xã hội;5 năm qua, công
tác phòng chống dịch được thực hiện chủ động và thường xuyên, đảm
bảo vừa phòng chống dịch Covid-19 vừa thực hiện giám sát chặt chẽ các diễn biến
dịch bệnh trên địa bàn, các bệnh truyền nhiễm như Sốt xuất huyết, Quai bị, Thủy
đậu, Tay- chân-miệng… được kiểm soát hiệu quả, không để lây lan thành dịch. Tuy
vậy, Thái Nguyên hàng năm vẫn ghi nhận số ca tử vong do bệnh dại xuất hiện rải
rác ở các huyện, thành.

Hoạt động tiêm chủng mở rộng được duy trì ổn định,thực hiện tốt
các quy định về an toàn tiêm chủng tại các tuyến, tăng cường kiểm tra, giám sát tại
tất cả các cơ sở bảo quản, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế; các cơ sở tiêm chủng
cố định và lưu động; mở lớp tập huấn cho cán bộ quản lý kho lạnh ở trung tâm y
tế tuyến huyện và quy trình vận hành, bảo quản, cấp phát, quản lý vắc xin, sinh
phẩm, tiêm chủng an toàn, chăm sóc theo dõi sau tiêm chủng, giám sát thực hành
tiêm chủng và điều tra phản ứng sau tiêm chủng… cùng với đó là thực hiện tốt
công tác tuyên truyền, vận động nên người dân đã nâng cao nhận thức và tự giác
thực hiện tiêm chủng đầy đủ. Nếu như năm 2017, tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ
đạt 95%, thì đến nay, tỷ lệ này đã tăng lên 98%; tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B
sơ sinh tại các bệnh viện năm 2017 chỉ đạt gần 75% thì đến năm 2021, con số này
đã tăng lêntrên 90%, vượt chỉ tiêu do Bộ Y tế đề ra cho cả nước.

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ
em được duy trì có hiệu quả. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 4 lần trong 3 thời
kỳ luôn đạt trên 97%; Các tai biến sản khoa được xử trí tốt, hạn chế tử vong
mẹ. Nếu như năm 2017, tỷ suất tử vong mẹ chiếm 13,2
‰ thì đến năm 2021 giảm
xuống còn 5‰; Tỷ suất
tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 1,1‰ xuống còn 0,9‰; Tỷ suất
tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 1,7% xuống còn 1,2‰ năm 2021.
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể cân nặng giảm từ 12,1%
năm 2017 xuống còn 9,1%, thể chiều cao/tuổi giảm từ 15,8% xuống còn 12,7%.

Công tác Phòng
chống HIV AIDS cũng đã đạt được những thành công nhất định, rõ rệt nhất là số
người mắc mới giảm mạnh. Năm 2017 phát hiện trên 204 người mắc mới thì đến năm
2021, con số này giảm xuống còn 184 người, trong 6 tháng đầu năm 2022 có 67
người nhiễm HIV mới được phát hiện, nâng tổng số người nhiễm HIV còn sống lên 4.265
người, trong đó có 4.025 người đang điều trị ARV, đạt 86,1%. Chương trình Điều
trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cũng đang điều
trị cho 2.457 người, góp phần không nhỏ trong việc giảm tỷ lệ người nhiễm HIV
trên địa bàn tỉnh cũng như góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Công
tác phòng bệnh ký sinh trùng, côn trùng được triển khai đều đặn, duy trì tỷ lệ
dân số tại các vùng trọng điểm được bảo vệ bằng hóa chất. Nhiều năm liền trên địa
bàn tỉnh không có dịch sốt rét xảy ra, không có sốt rét ác tính, không có tử
vong do sốt rét. Hàng năm tổ chức các chiến dịch tẩy giun cho trên 100 nghìn học
sinh tiểu học và gần 300 nghìn phụ nữ từ 15-45 tuổi.

Ngoài ra, chương trình da liễu, chống phong tiếp tục
duy trì các hoạt động giám sát xã trọng điểm. 100% bệnh nhân phong được quản lý
chăm sóc, hiện toàn tỉnh còn 65 bệnh nhân nội trú và 19 bệnh nhân ngoại trú; duy
trì các hoạt động điều tra, xét nghiệm phong tại cộng đồng và tổ chức khám điều
trị bệnh da tại phòng khám da liễu của Trung tâm.

Công tác Phòng chống một số bệnh không lây nhiễm được thực hiện tốt:
tổ chức khám sàng lọc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, khám sàng lọc nguy cơ
ung thư gan và xét nghiệm cholesterol cho hàng
nghìn người có nguy cơ cao
tại các xã, phường trên
địa bàn tỉnh;tổ chức tốt các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, xây dựng
các mô hình điểm về thực hiện môi trường không khói thuốc…

Công tác vệ sinh môi trường, quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe
người lao động, kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch phục vụ cho mục đích
sinh hoạt tiếp tục duy trì thực hiện tốt. Đến nay, tỷ lệ hộ gia đình toàn tỉnh
có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 87,25%, tăng 
gần 20% so với năm 2017, trong đó, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà
tiêu hợp vệ sinh đạt 82,6%, thành thị đạt 97,9%.

Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe được chú
trọng dưới nhiều hình thức như truyền thông trực tiếp tại cộng đồng và truyền
thông trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó, đã chuyển tải
các chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác
chăm sóc sức khỏe nhân dân đến cấp uỷ đảng,
chính quyền các cấp, các ngành,
các tổ chức chính trị xã hội
và toàn thể nhân dân, tạo môi trường xã hội đồng thuận trong việc thực thi các
quy định; đồng thời
bảo đảm cung
cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin về dịch bệnh, bệnh tật, các yếu tố
nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, để người dân
nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có lợi cho sức khoẻ và chủ động
phòng ngừa.

Đặc biệt, từ năm 2020, khi đại dịch Covid-19 xảy ravới những diễn
biến phức tạp và khó lườngđã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế xã
hội của cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật tỉnh đã tích cực tham mưu với Sở Y tế trình Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển
khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, khẩn trương xây dựng, điều
chỉnh kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch, kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19…
Tính đến hết tháng 6/2022, toàn tỉnh đã ghi nhận trên 184.000 ca mắc Covid-19,
trong đó có 116 ca tử vong. Đến nay, toàn tỉnh thực hiện điều tra truy vết
vàquản lý trên 250 nghìn ca F1; hiện còn 24 ca F0 đang điều trị tại cơ sở y tế
và 152 ca đang điều trị tại nhà; thực hiện gần 2 triệu mẫu xét nghiệm tést
nhanh. Hiện tại, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh là một trong 3 cơ sở y tế đủ
điều kiện thực hiện xét nghiệm khẳng định SARS-CoVy- 2. Thời gian cao điểm, công
suất xét nghiệm tối đa một ngày của Trung tâm lên đến 700 mẫu; được Tổ chức Y
tế thế giới chứng nhận đạt ngoại kiểm tra chất lượng về xét nghiệm SARS-CoV-2
Realtime PCR. Công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cũng được khẩn trương
thực hiện, vừa đảm bảo an toàn, vừa không bỏ xót đối tượng hoặc lãng phí vắc
xin. Tính đến hết tháng 7/2022,đã tiêm cho 99,8% người trên 18
tuổi, trong đó99,2% người tiêm đủ
liều cơ bản;
70,46% người tiêm mũi nhắc lại
lần 1,

7,57% số người đã tiêmnhắc lại lần 2 (mũi 4). Toàn tỉnh có 98,93% trẻ
em từ 12 đến 17 tuổi được tiêm
vắc xin phòng covid-19, trong đó 98,24% số trẻtrong độ tuổi này được
tiêm 2 mũi
và 14,32%
được tiêm mũi nhắc lại. Tổng số trẻ em từ 5 đến 11 tuổi trên toàn tỉnh được tiêm
phòng vắc xin Covid-19 là 79.153 trẻ, đạt đạt 48,66%, trong đó 14,96% trẻđủ điều kiện tiêm chủng được
tiêm mũi 2
.

Với kết quả đã đạt
được trong 5 năm qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên đã được Bộ
Y tế, Tỉnh ủy, các cấp ngành trong và ngoài tỉnh ghi nhận với nhiều Bằng khen,
Giấy khen cao quý cho những nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ viên chức. Đó
là minh chứng sinh động nhất cho những cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ viên
chức Trung tâm.
Trước yêu cầu củatình hình mới,nhiệm vụ mới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên sẽtiếp
tục phát huy kết quả đạt được, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng
đáng là tấm lá chắn vững chắc trên hành trình phòng chống dịch bệnh, góp phần
thực hiện tốt công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn.