Trang chủ / Tin tức - Sự kiện / Các hoạt động khác / CHIẾN SĨ ÁO TRẮNG TRỞ VỀ TỪ TÂM DỊCH
Các hoạt động khác

CHIẾN SĨ ÁO TRẮNG TRỞ VỀ TỪ TÂM DỊCH

11/12/2023 - 60 Lượt xem

         Thực
hiện
công
văn số 5870/BYT- TCCB ngày 21/7/2021 của Bộ Y tế về việc huy động nhân lực phục
vụ công tác chi viện cho các tỉnh miền Nam, hơn
 200 cán bộ y, bác sĩ, điều dưỡng từ các đơn
vị y tế trực thuộc
Sở Y tế Thái Nguyên đã tình nguyện xin đi hỗ trợ phòng chống dịch cho các tỉnh là
điểm nóng về dịch bệnh Covid-19 như:
Thành
phố HCM
,
Long An,
Bà Rịa- Vũng Tàu… Đến nay, tình hình
dịch Covid-19 trên cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực và cơ bản
dần được kiểm soát; để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ y tế, đồng
thời đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ y tế tại địa phương
theo công văn số 8391/BYT-TCCB về việc sắp xếp để nhân lực hỗ trợ phòng chống
dịch Covid-19 được trở về địa phương công tác chậm nhất trước ngày 15/10.

Cùng với cả nước dồn sức chi viện cho vùng tâm dịch, những
chiến sĩ áo trắng
đang công tác tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái
Nguyên cũng
đã hăng hái
lên đường với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Gác lại nỗi niềm riêng,
các
bạn sẵn sàng “chia
lửa”, nhiệt huyết, xung phong với niềm tin và khát vọng về một ngày toàn thắng
. Trong
niềm vui trở về, các chiến sĩ trẻ không quên những hồi ức đẹp khi
hành trang mang theo, ngoài những vật dụng cá nhân tối giản nhất, còn là tình cảm yêu thương, những
lời căn dặn, động viên

mà
người thân, bạn bè, đồng nghiệp gửi gắm. Những chuyến đi không biết ngày trở về, chỉ mong đủ sức khỏe
để được cống hiến nhiều nhất có thể, mong một ngày gần nhất đẩy lùi được đại
dịch Covid-19.

Kĩ sư môi trường Đặng Anh Hào
(Khoa Sức khỏe môi trường- Y tế trường học- Bệnh nghề nghiệp) chia sẻ: “Bản
thân tôi không trong thành phần là bác sĩ, điều dưỡng hay kỹ thuật viên được
đăng ký đi chi viện, nhưng tôi tham gia đội đáp ứng nhanh của Trung tâm nên khá
quen với các hoạt động như phun khử khuẩn, lấy mẫu, truy vết… Tôi nghĩ cứ
được vào tâm dịch rồi sẽ có việc cho mình, cần mình, miễn là được góp sức trong
cuộc chiến lớn này”. Tại bệnh viện dã chiến Long An, anh được phân công quản lý
mảng môi trường nhiễm khuẩn quanh bệnh viện. Phần lớn thời gian trong bộ đồ bảo
hộ lại dưới thời tiết oi nóng nhưng trái tim và tinh thần người chiến sĩ áo
trắng còn nóng hơn.

Tạm xa người vợ trẻgửi lại con nhỏ mới sinh
được vài
tháng về quê, bác sĩ trẻ Ngô Quang Hai (Khoa Phòng chống bệnh
không lây nhiễm
) xúc động
nhớ lại: “L
à một nhân
viên y tế,
ngày ngày theo dõi tin tức, thấu hiểu được sự phức tạp
của đợt dịch
lần
này, đặc biệt là ở các tỉnh miền Nam nên tôi rất sốt ruột. Khi biết tin đất nước đang cần chi
viện về nhân lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh tại các vùng tâm dịch, tôi
đã tình nguyện đăng ký tham gia.
Xa nhà, môi trường
mới cũng khiến tôi bỡ ngỡ. Ngày cao điểm của đợt dịch tại Bà Rịa- Vũng Tàu phải xét
nghiệm 12.000 đến 13.000 mẫu, vất vả, mệt mỏi nhưng vẫn nhớ và lo cho vợ con ở nhà, thi thoảng buối tối nghỉ ngơi mới
tranh thủ được vài phút gọi về,
tinh thần
cũng ổn định hơn”. 

Bác sĩ Ngô Quang Hai thực hiện xét nghiệm Covid-19 tại tỉnh

 
Rịa- Vũng Tàu.
 

Sau khi trở về, các thành viên của đoàn chi viện đã làm thủ tục thực hiện cách ly tập
trung
theo quy định để
đảm bảo
an toàn cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Khi được hỏi
cảm xúc ngày trở về, cả hai chiến sĩ trẻ đều
trả lời: Tôi
còn hăng hái lắm, vẫn muốn ở lại để tiếp tục cống hiến đến khi hết dịch, phải
về mới về”
.

Tinh thần xung kích của tuổi trẻ, sẵn
sàng xông pha nơi tuyến đầu chống dịch không chỉ là nghĩa cử, phẩm chất tốt đẹp
của đội ngũ cán bộ ngành y tế toàn tỉnh
nói chung mà còn là tình cảm, trách nhiệm cá nhân
với đất nước, với đồng bào.
Điều đó chứng
tỏ rằng những nỗ lực của
đội ngũ y bác sĩ
trong nhiều ngày qua đã đem lại kết quả
tích cực
sự chi viện y tế của bệnh viện các tuyến, từ nhiều tỉnh thành cho tâm dịch thật
quý giá.
Trách nhiệm và bản lĩnh cá nhân được thể hiện trong một
c
uộc chiến thực sự không
của riêng ai.