Trang chủ / Tin tức - Sự kiện / Các hoạt động khác / Tăng cường truyền thông phòng, chống dịch bệnh trên mạng xã hội
Các hoạt động khác

Tăng cường truyền thông phòng, chống dịch bệnh trên mạng xã hội

11/12/2023 - 58 Lượt xem

         Đồng chí Nguyễn Thị Thu
Hương, Phó giám đốc phụ trách trung tâm Y tế huyện Đại Từ chia sẻ: Do ảnh hưởng
của đại dịch Covid-19 nên hoạt động truyền thông trực tiếp bị hạn chế, trong
khi đó, mạng xã hội (MXH) lại phát triển mạnh mẽ với những tính năng đa dạng
cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng,
hiệu quả. Chính vì vậy, đơn vị đã tận dụng ưu thế của MXH, ngoài Website của
trung tâm thì đơn vị chỉ đạo khoa, phòng chuyên môn thực hiện lập các nhóm
Zalo, fabook…để triển khai kịp thời các văn bản, cũng như các hoạt động chuyên
môn, đặc biệt là công tác chỉ đạo tuyến.

         Bác sĩ Hoàng Thị Hải Yến, Trạm
trưởng trạm y tế xã Khôi Kỳ cho biết: Trước khi chưa có dịch thì các chị phải mất
thời gian di chuyển lên trên để tham gia giao ban, họp.., nhưng từ khi Trung
tâm Y tế triển khai các hoạt động thông qua mạng xã hội đã giúp cán bộ trạm vừa
có thể làm việc tại đơn vị, vừa nắm bắt các nội dung chỉ đạo chuyên môn của
trên nhanh và kịp thời. Từ đó, Trạm Y tế cũng đã triển khai lập các nhóm cho
cán bộ Y tế thôn bản, cộng tác viên dân số. Đối với cán bộ phụ trách các chương
trình cũng lập nhóm nhỏ như: Nhóm bà mẹ mang thai, nhóm bệnh không lây nhiễm,
nhóm tiêm chủng…bước đầu trong giai đoạn phòng chống dịch đã cho thấy đây mô
hình thiết thực và khả thi (ảnh).

     Còn với chị Hoàng Thị Bé Tuyết,
cán bộ trạm y tế xã Bình Thuận thì chia sẻ: Để hoạt động truyền thông này có hiệu
quả, thông qua số điện thoại của cán bộ y tế trạm lập nhóm zalo y tế Bình Thuận,
hẹn từng cộng tác viên y tế, dân số lên trạm để hướng dẫn cách truyền thông hiện
đại để tuyên truyền các thông tin đến với người dân kịp thời, chính xác. Cán bộ
trạm tăng cường chia sẻ các nội dung về tình hình dịch bệnh, cách chăm sóc sức
khoẻ cho nhân dân và tiếp tục thực hiện thông điệp 5k.

       Với chị Lê Thị Dung, cộng tác viên y tế, dân số
của xã Khôi Kỳ thì đây là một loại hình truyền thông mới mẻ, nhưng với sự ham học
hỏi lại được cán bộ y tế xã hướng dẫn các thao tác để có thể lập nhóm, đăng tải,
chia sẻ những nội dung thông tin cần tuyên truyền, chỉ với vài phút chị đã có
thể thao tác thành thạo việc lập nhóm zalo bà mẹ mang thai và cho con bú. Ngay
khi thành lập nhóm, bản thân cộng tác viên không cần phải đi thông báo gửi giấy
như trước mà chỉ cần đăng tải lịch tiêm chủng để nhắc nhở các bà mẹ cũng như phụ
nữ mang thai đi tiêm phòng đúng lịch và đúng khung thời gian, tránh tụ tập đông
người.

       Có thể nói, với điều kiện
kinh tế phát triển như hiện nay, thì sử dụng một chiếc điện thoại thông minh
không còn là vấn đề khó đối với người dân, đây là điều kiện tốt đối với hình thức
truyền thông qua mạng xã hội, đặc biệt là những thông tin bổ ích về công tác
phòng chống dịch bệnh nói chung và dịch bệnh Covid -19 nói riêng sẽ thu hút động
đảo người dân truy cập và tương tác./.