Trang chủ / Hoạt động chuyên môn / Phòng, chống bệnh truyền nhiễm / KẾ HOẠCH Triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2021-2022
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm

KẾ HOẠCH Triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2021-2022

11/12/2023 - 125 Lượt xem

Thực hiện Thông báo số 931-TB/TU ngày 21/12/2021 của Thường trực
Tỉnh ủy về chủ trương triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều
nhắc lại
cho người từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên năm 2021-2022; s
au khi xem xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ
trình số 6051/TTr-SYT ngày 21/12/2021, đ
ể tăng cường miễn dịch phòng
bệnh COVID-19 cho những người đã được tiêm
chủng đủ liều cơ bản,
UBND tỉnh
Thái Nguyên ban hành Kế hoạch
triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều
bổ sung, liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2021-2022, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Phòng, chống dịch chủ động bằng việc sử dụng vắc
xin
phòng COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ và cho cộng đồng.

2. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến
hết tháng
3 năm 2022, hoàn thành việc tiêm liều bổ sung
vắc xin phòng COVID-19 cho những người từ 18
tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản
thuộc
đối tượng phải tiêm liều bổ sung theo chỉ định của Bộ Y tế
.

– Phấn đấu đến hết tháng 6 năm 2022, trên 95% người từ 18 tuổi trở lên
đã tiêm
đủ liều cơ bản hoặc liều bổ
sung được tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
.

II. NGUYÊN TẮC, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

1.
Giải thích khái niệm:

– Tiêm đủ liều cơ bản:

+ Là những người từ 18 tuổi
trở lên đã được tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vắc xin;

+ Người có tình trạng suy giảm
miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị
thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng… đã được tiêm liều
bổ sung;

+ Người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vắc xin Sputnik V đã
được tiêm liều bổ sung.

– Tiêm liều bổ sung (để hoàn
thành liều cơ bản):
Tiêm 01 liều bổ sung đối với người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và
nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn
dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng…; Người
đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vắc xin Sputnik V.

– Tiêm liều nhắc lại: Tiêm vắc xin cho các đối tượng đã được tiêm mũi cuối cùng của liều cơ
bản từ 3 tháng trở lên.

2. Nguyên tắc

– Sử dụng đồng thời tất cả các
loại vắc xin đủ điều kiện từ nguồn vắc xin được
Bộ Y tế phân bổ để tăng độ bao phủ của vắc xin cho người dân
theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

– Đảm bảo tiêm hết số lượng
vắc xin trước khi hết hạn sử dụng tránh để lãng phí vắc xin.

– Đảm bảo tối đa an toàn tiêm chủng.

– Huy động hệ thống chính trị
tham gia chiến dịch tiêm chủng; huy động tối đa các lực lượng để hỗ trợ triển
khai tiêm chủng.

– Đảm bảo tỷ lệ bao phủ và tỷ
lệ sử dụng vắc xin cho người trong độ tuổi thuộc diện tiêm chủng được tiêm vắc
xin phòng COVID-19 đạt trên 95%.

3. Thời gian: Từ tháng 12/2021 và năm 2022.

4. Đối tượng tiêm và dự kiến liều vắc xin

4.1. Đối tượng tiêm

a) Tiêm liều bổ sung vắc xin
phòng COVID-19

Tiêm cho các đối tượng từ 18
tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản, ưu
tiên theo thứ tự:

(1) Người có tình trạng suy
giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị
thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng…

(2) Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vắc
xin Sputnik V.

Nhóm đối tượng này sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn
thành liều cơ bản.

b) Tiêm liều nhắc lại vắc xin
phòng COVID-19

Đối tượng: người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ
sung, theo thứ tự ưu tiên:

(1) Bảo đảm bao phủ cho toàn
bộ người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người
từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân
COVID-19, nhân viên y tế.

(2) Người làm việc
trong các cơ sở y tế, ngành y tế.

(3) Người tham gia phòng chống dịch: Thành viên Ban Chỉ đạo, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch các cấp; Lực lượng đảm bảo
an ninh trật tự tại địa phương;
người làm việc tại các chốt kiểm dịch/điểm hỗ trợ nhân dân, khu
cách ly tập trung;
người làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, Tổ COVID-19 cộng đồng, Tổ chăm sóc người
nhiễm COVID-19 tại công đồng, tình nguyện viên,…
).

(4)
Người làm việc tại các doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh trong
và ngoài khu công nghiệp;
chuyên gia
nước ngoài làm việc tại tỉnh
; người sinh sống tại các vùng đang có
dịch trên địa bàn tỉnh.

(5) Ban Quản lý và tiểu thương kinh
doanh, người lao động tại: siêu thị, chợ,
bến xe, doanh nghiệp vận
tải, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống,…

(6) Người làm việc tại các cơ
quan, đơn vị: Thông tin truyền thông, ngân hàng, bưu điện, thuế,
hải quan, viễn thông, điện lực, cấp, thoát nước,…

(7)
Giáo viên, học
sinh, sinh viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục,
đào
tạo;
người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính;
các tổ chức
hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá,... người thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.

(8) Người cung cấp dịch vụ: du lịch,
cơ sở lưu trú, chăm sóc sức khỏe,
dược, vật tư y tế, công
trình xây dựng, người dân sống ở
khu du lịch,…

(9) Nhân viên, cán bộ
ngoại
giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh, người làm việc
trong các cơ quan Ngoại giao, các tổ chức
quốc tế hoạt
động
trên địa bàn tỉnh.

(10) Người được cơ
quan nhà nước
có thẩm quyền cử đi công
tác, học tập,
lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để
công tác, học tập và lao
động ở nước ngoài.

(11) Chức sắc, chức việc các tôn giáo.

(12) Người nghèo, đối
tượng chính sách
xã hội.

(13) Các
đối tượng theo đề xuất của các đơn vị viện trợ vắc xin
.

(14) Người lao động tự do
và c
ác đối tượng còn lại.

4.2. Tổng số đối tượng và dự kiến
vắc xin

Dự kiến tổng đối tượng là 1.200.000
người, tổng liều vắc
xin dự kiến 1.200.000 liều,
trong đó:

+ Dự kiến số đối tượng cần
tiêm liều bổ sung: 300.000 người.

+ Số đối tượng tiêm liều nhắc
lại: 900.000 người.

5. Phạm vi triển khai: Trên quy mô toàn tỉnh.

6. Hình thức triển khai: Tổ
chức chiến dịch tiêm chủng tại các cơ sở
tiêm chủng đủ điều kiện ở tất cả các tuyến tỉnh, huyện, xã (gồm các
điểm tiêm chủng
cố định và điểm tiêm chủng lưu động).

III. NỘI DUNG

1. Tiêm liều bổ sung, tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

a) Tiêm liều bổ sung vắc xin
COVID-19

– Loại vắc xin: cùng loại với
liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA.

– Khoảng cách: Tiêm 01 liều bổ
sung sau liều cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.

b) Tiêm liều nhắc lại vắc xin
phòng COVID-19

– Loại vắc xin: Nếu các liều
tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc xin thì tiêm liều nhắc lại cùng loại đó
hoặc vắc xin mRNA; nếu trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm liều
nhắc lại bằng vắc xin mRNA. Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc xin của
hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc
vắc xin véc tơ vi rút (vắc xin Astrazeneca).

– Khoảng cách: Tiêm 01 mũi
nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.

c) Vắc xin sử dụng để tiêm bổ
sung và nhắc lại: Vắc xin đã được Bộ Y tế phê duyệt.

d) Liều lượng vắc xin để tiêm bổ sung và nhắc lại: Theo hướng dẫn sử
dụng
của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.

e) Đối với những người đã mắc COVID-19 thì
tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.

2. Cung ứng vắc xin

a)
Thiết lập hệ thống dây chuyền lạnh

– Hoàn thiện hệ thống dây chuyền lạnh tại các đơn vị
trong tỉnh; tăng cường
năng lực hệ thống dây
chuyền lạnh trong hệ thống tiêm chủng mở rộng.


Đảm bảo toàn bộ dây chuyền lạnh bảo quản đạt tiêu chuẩn GSP.

b)
Tiếp nhận vắc xin, vật tư tiêm chủng

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chuẩn
bị đảm bảo các điều kiện dây chuyền lạnh, sẵn sàng tiếp nhận, điều phối và cấp
phát cho các đơn vị theo kế hoạch.

c)
Vận chuyển, bảo quản vắc xin và vật tư tiêm chủng

– Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tiếp nhận
và bảo quản vắc xin COVID-19  tại kho của
tỉnh và thực hiện cấp phát vắc xin COVID-19 cho Trung tâm Y tế huyện/thành phố/thị
xã ít nhất 01 ngày trước khi tổ chức tiêm chủng.

– Thực hiện bảo quản ở nhiệt
độ từ 2°C đến 8°C trong toàn bộ quá trình tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển tại
tất cả các tuyến.

– Sử dụng hệ thống dây chuyền
lạnh sẵn có của hệ thống tiêm chủng mở rộng để vận chuyển, bảo quản vắc xin;
vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C
đến 8°C trong quá trình tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển ở tất cả các tuyến.

– Trong trường hợp hệ thống dây chuyền lạnh sẵn có của hệ thống tiêm chủng
mở rộng không đáp ứng nhu cầu vận chuyển, bảo quản vắc xin thì Sở Y tế

phương án huy động hệ thống dây chuyền lạnh của các cơ sở tiêm chủng dịch vụ
công lập và tư nhân trên toàn tỉnh để bảo quản.

– Việc vận chuyển từ Trung ương về địa phương do Quân
khu I chủ trì phối hợp Dự án tiêm chủng mở rộng Quốc gia và Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật tỉnh thực hiện.

3. Tổ chức tiêm chủng

a) Tăng cường năng lực hệ
thống tiêm chủng


Rà soát, đầu tư, chuẩn bị sẵn
sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, dây
chuyền lạnh, nhân
lực… cho các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động.

– Lập danh sách các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện (kể cả nhà nước và tư
nhân trong và ngoài ngành y tế
); có kế hoạch huy động toàn bộ cơ sở tiêm
chủng dịch vụ trên địa bàn để phối hợp thực hiện tiêm chủng trong trường hợp
cần thiết.

b) Tổ chức buổi tiêm chủng

– Sử
dụng hệ thống tiêm chủng mở rộng sẵn có, các cơ sở tiêm chủng của nhà nước, tư
nhân và các cơ sở khác đủ điều kiện tiêm chủng.


Trong trường hợp cần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng thì bố trí các cụm điểm tiêm
chủng lưu động để tiêm cho nhiều đối tượng cùng thời điểm.

– Cơ
sở tiêm chủng bố trí tiêm chủng theo khung giờ, chia thành nhiều bàn; điểm tiêm
chủng bảo đảm giãn cách phòng chống dịch; phải sử dụng tối đa công nghệ thông
tin trong tiêm chủng, bố trí cán bộ hỗ trợ sử dụng công nghệ thông tin trong
việc triển khai tiêm chủng.


Các cơ sở điều trị tiêm cho các đối tượng cần được theo dõi đặc biệt theo hướng
dẫn của Bộ Y tế.

4. Đảm bảo an toàn tiêm chủng

– Tiến hành khám sàng lọc chủ
động để phân loại các đối tượng cần phải bố trí tiêm tại các cơ sở điều trị.

– Các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện tổ chức các đội cấp cứu tại đơn vị
mình và hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng theo chỉ đạo của Sở Y tế. Trong thời
gian triển khai tiêm chủng COVID-19, các Bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện trên
địa bàn tỉnh phải dự phòng một số giường bệnh hồi sức tích cực nhất định để sẵn
sàng xử trí trường hợp tai biến nặng có thể xảy ra sau tiêm chủng.

– Các cơ sở tiêm chủng khác
phải bố trí trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và phương án cụ thể để hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp
cần thiết.

– Phải thực hiện 5K và các biện pháp phòng chống dịch COVID-19
tại các điểm tiêm chủng.

5. Tổ chức tập huấn

Tổ chức tập huấn về tiếp nhận,
vận chuyển, bảo quản vắc xin; sử dụng, theo dõi sự cố bất lợi và sau tiêm chủng cho từng
loại vắc xin; khám sàng lọc,
xử trí
tai biến nặng sau tiêm chủng, an toàn tiêm chủng theo
hướng dẫn và chỉ đạo của Bộ Y tế.

6. Truyền
thông


Xây dựng kế hoạch truyền thông về sử dụng vắc xin COVID-19 nhằm nâng cao nhận
thức, chia sẻ thông tin và vận động người dân, huy động xã hội tham gia tiêm
chủng.


Cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, truyền thông cho người dân và cộng đồng về đối tượng ưu tiên,
loại vắc xin phòng COVID-19, lợi ích của vắc xin, lịch tiêm, tính an toàn của
vắc xin, các sự cố bất lợi sau tiêm, kế hoạch triển khai tiêm.

Thời gian thực hiện: Trước, trong và
sau khi triển khai tiêm.

7. Quản lý
bơm kim tiêm và rác thải y tế sau tiêm chủng

– Xử lý bơm kim tiêm và rác thải
y tế sau buổi tiêm chủng theo quy định tại Văn bản số 102/MT-YT ngày 04/3/2021
của Cục Quản lý
Môi trường – Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý chất
thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
; Công văn số 5679/BYT-MT ngày 16/7/2021 của Bộ Y tế về việc tiếp tục quản lý
xử lý vỏ lọ vắc xin COVID-19.

– Các cơ sở tiêm thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác
thải y tế tại điểm tiêm theo quy định của Bộ Y tế.

8. Giám
sát chất lượng vắc xin và hoạt động tiêm chủng

– Kiểm tra, giám sát trước triển khai: Giám sát công tác chuẩn bị tiêm vắc xin phòng chống COVID-19 bao gồm điều
tra đối tượng, lập kế hoạch tổ chức điểm tiêm chủng, dự trù vắc xin vật tư tiêm
chủng, phân công nhân lực, xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng (nếu có).

– Kiểm tra, giám sát trong triển khai: Giám sát công
tác tổ chức buổi tiêm chủng và đảm bảo an toàn tiêm chủng (khám sàng lọc, theo
dõi sau tiêm).

– Kiểm tra, giám sát sau triển khai: Đánh giá nhanh tỷ
lệ tiêm chủng, rà soát đối tượng tiêm vét, ghi chép, thống kê báo cáo.

– Phân công cán bộ tuyến tỉnh và huyện giám sát triển
khai

9. Kinh
phí thực hiện

9.1. Kinh phí
Trung ương

Cấp vắc xin, dung môi, bơm kim tiêm,
hộp an toàn
tiêm chủng.

9.2. Kinh phí
địa phương

Sử dụng
nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước để chi cho
các hoạt động:
mua vắc xin, dung môi, bơm kim tiêm, hộp an toàn (trong trường hợp Trung ương không cung cấp
hoặc cung cấp không đủ)
; trang thiết bị y tế, vật tư y tế, thuốc, hộp chống sốc,
phương tiện phòng hộ cá nhân, biểu mẫu khám sàng lọc, phiếu tiêm chủng, giấy
cam kết tiêm, danh sách đăng ký đối tượng tiêm, sổ theo dõi sau tiêm, xăng xe vận
chuyển vắc xin, quản lý rác thải, tập huấn; kinh phí truyền thông; phụ cấp đặc thù thực hiện tiêm vắc xin phòng
COVID-19, kiểm tra giám sát…

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế (Cơ quan thường
trực)

– Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị
xã tổ chức triển khai Chiến dịch tiêm chủng đảm
bảo tiêm
hết số lượng vắc xin được cấp, không để lãng phí bất cứ nguồn vắc xin nào, đảm bảo an
toàn tiêm chủng.

– Phối hợp với
các cơ quan truyền thông thực hiện công tác tuyên truyền trên phương tiện thông
tin đại chúng đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và tất cả
người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để mọi người dân hiểu về tầm quan trọng
của Chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19, tác dụng, lợi ích của vắc xin và kể cả
tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Căn cứ số lượng phân bổ vắc xin của Bộ Y tế, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt phân bổ vắc xin chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện.

– Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của
tỉnh
, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai,
giám sát các hoạt động tiêm chủng trên địa bàn
toàn tỉnh.

– Phối hợp với Quân khu I, Bộ
Chỉ huy Quân sự tỉnh trong việc tiếp nhận, vận chuyển vắc xin từ Trung ương bàn
giao đến Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã theo quy định.

2. Sở Tài chính

Trên
cơ sở đề xuất dự toán kinh phí của Sở Y tế và UBND các
huyện, thành phố, thị
xã, tham mưu thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định cấp kinh phí thực
hiện theo quy định.

3. Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Trung tâm Thông
tin tỉnh

Phối hợp với ngành Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố, thị
xã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về lợi ích tiêm vắc xin phòng COVID-19;
khuyến cáo người dân hưởng ứng hoạt động
tiêm chủng phòng bệnh; hướng dẫn cách theo dõi
, xử trí với các phản ứng
sau tiêm chủng (nếu có).

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh
và các tổ chức đoàn thể tỉnh

Tham gia
phối hợp tuyên truyền
đến từng hội viên, đoàn viên, người dân
trên địa bàn về tầm quan trọng, tác dụng, lợi ích của vắc xin để người dân an
tâm, tin tưởng, ủng hộ.

5. UBND huyện, thị
xã, thành phố

– Chỉ đạo UBND các xã, phường,
thị trấn phối hợp ngành Y tế
địa phương triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng được tiêm
chủng, đảm bảo an toàn trong các buổi tiêm chủng tại địa phương.

– Phân công các thành viên phụ
trách và trực tiếp kiểm tra, giám sát tại các đơn vị, địa phương triển khai
trong suốt thời gian tổ chức chiến dịch.

– Chỉ đạo đơn vị y tế, các phòng, ban liên quan thực hiện nghiêm túc và
đảm
bảo an toàn trong thời gian triển khai tiêm chủng theo nhiệm vụ được
phân công; huy động lực lượng của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội
tham gia phối hợp, hỗ trợ ngành Y tế trong các hoạt động triển khai Chiến dịch
tiêm chủng.

– Chỉ đạo tăng cường công tác
tuyên truyền để Nhân dân hiểu về lợi ích, hiệu quả tiêm vắc xin phòng bệnh để
người dân tự giác hưởng ứng hoạt động tiêm chủng tại địa phương.

– Lập dự toán kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch
theo quy định.

Trên đây Kế hoạch triển khai
tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên năm 2021 – 2022,
yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ Kế hoạch tổ chức triển khai thực
hiện./.