Trang chủ / Tin tức - Sự kiện / Thông tin Y dược / Dinh dưỡng khi mang thai để hỗ trợ mẹ và bé khỏe mạnh
Thông tin Y dược

Dinh dưỡng khi mang thai để hỗ trợ mẹ và bé khỏe mạnh

11/12/2023 - 133 Lượt xem

Chất
lượng chế độ ăn uống khi mang thai

Phụ nữ đang mang thai có xu hướng có chất lượng chế
độ ăn uống cao hơn một chút so với những người
không mang thai hoặc đang cho con bú; tuy nhiên, lượng ăn vào vẫn chưa tối ưu.
Hầu hết phụ nữ mang thai không ăn đủ trái cây, rau, sữa và hải sản, trong khi
tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung, chất béo bão hòa và natri.
Họ cũng tiêu thụ quá nhiều ngũ cốc tinh chế và không đủ ngũ cốc nguyên hạt.

 

Những
lưu ý đặc biệt dành cho phụ nữ đang mang thai

Phụ nữ đang mang thai sẽ được hưởng lợi bằng cách
thực hiện một số thay đổi dinh dưỡng giống như khuyến nghị cho tất cả người lớn
. Các cân nhắc dinh dưỡng đặc biệt khác bao gồm:

Tăng cân
lành mạnh
: Các chuyên gia y tế có thể khuyến khích phụ nữ
đạt được cân nặng khỏe mạnh trước khi mang thai và tuân theo các hướng dẫn về
tăng cân khi mang thai trong suốt thai kỳ. 

Trước khi mang thai

Cân nặng cần
tăng

Khuyến nghị tăng cân cho phụ nữ mang
thai một con

Khuyến nghị tăng cân cho phụ nữ mang
thai đôi

Thiếu cân

BMI dưới 18,5

12,7-18,1 kg

22,7-28,1 kg

Cân nặng bình thường

BMI 18,5-24,9

11,3-15,9 kg

16,8-24,5 kg

Thừa cân

BMI 25,0-29,9

6,8-11,3 kg

14,1-22,7 kg

Béo phì

BMI lớn hơn hoặc bằng 30,0

5,0-9,1 kg

11,3-19,1 kg

Tăng nhu cầu năng lượng: Phụ nữ có cân nặng khỏe mạnh trước khi mang thai cần thêm khoảng 340 – 450 calo mỗi ngày từ các lựa chọn giàu chất dinh dưỡng trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Nhu cầu có thể khác đối với phụ nữ béo phì hay bị thừa cân trước khi mang thai. 

Hải
sản
:
Các chuyên gia y tế nên khuyến nghị ít nhất 8 đến 12 ounce
(227-340g) nhiều loại hải sản mỗi tuần từ các lựa chọn có hàm lượng thuỷ ngân
thấp hơn như: cá đù, cá cơm, cá vược, cá bơn, cá tuyết, cá đối, cá trích, cá
hồi, cua, mực, tôm,… và cần tránh: cá thu vua, cá cờ, cá mập, cá kiếm. Lượng
tiêu thụ khi mang thai có liên quan đến việc cải thiện sự phát triển nhận thức
ở trẻ nhỏ.

Axit folic/folate:
Cơ quan Y tế dự phòng Hoa Kỳ khuyến nghị tất
cả phụ nữ đang có kế hoạch hoặc có khả năng mang thai nên bổ sung hàng ngày có
chứa 400 đến 800 mcg axit folic để giúp ngăn
ngừa dị tật ống thần kinh bắt đầu ít nhất một tháng trước khi thụ thai. Phụ nữ
cũng nên tiêu thụ nhiều folate từ thực phẩm
như rau xanh đậm và đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng
khi mang thai.

Sắt:
Sắt là chìa khóa cho sự phát triển của thai nhi. Sắt
heme, được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như: sò, trai,
hến, gan bò hoặc gà, thịt nội tạng, thịt bò,
gia cầm, cá mòi và cá ngừ đóng hộp. Sắt heme
dễ hấp thu hơn sắt không phải heme có trong nguồn gốc thực vật (ngũ cốc, đậu, sôcôla đen, đậu lăng,
rau chân vịt, quả hạch,…) nhưng vitamin C có
thể tăng cường hấp thu sắt không phải heme.

Iốt:
Iốt rất quan trọng đối với sự phát triển nhận thức thần kinh của em bé trong
thai kỳ. Những phụ nữ không thường xuyên tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, trứng,
hải sản hoặc sử dụng muối ăn có i-ốt có thể không đủ. Khuyến khích phụ nữ sử
dụng muối i-ốt thay cho bất kỳ loại muối nào họ đang sử dụng.

Choline: Hầu hết phụ nữ không có đủ choline
trong thai kỳ. Đáp ứng các khuyến nghị cho các nhóm thực phẩm từ sữa và protein
(bao gồm thịt, trứng và một số hải sản, cũng như đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng) có thể giúp đáp ứng nhu cầu.

 

Các
chất bổ sung
:
Hầu hết các chuyên gia y tế đều khuyên nên bổ sung vitamin
và khoáng chất trước khi sinh hàng ngày bên cạnh việc áp dụng một chế độ ăn
uống lành mạnh. Điều này có thể đặc biệt quan trọng để đáp ứng nhu cầu axit folic, sắt, iốt
vitamin D.

Rượu:
Phụ nữ đang hoặc có thể mang thai không nên uống rượu.

Caffeine: FDA khuyến nghị những phụ nữ đang mang
thai hoặc có khả năng mang thai nên nói chuyện chuyên gia y tế về mức tiêu thụ
caffeine của họ.

An
toàn thực phẩm
: Hướng dẫn các cách giảm thiểu bệnh tật do thực
phẩm gây ra vì phụ nữ đang mang thai và trẻ chưa sinh của họ dễ mắc bệnh hơn:

– Nấu kỹ hải sản: Tất cả các món hải sản nên được
nấu ở nhiệt độ 145°F (63°C) và cần tránh: sushi, sashimi,
hàu tươi sống, nghêu sống, sò điệp sống, gỏi,…

– Chỉ tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa đã được
tiệt trùng, tránh sữa tươi, phô mai mềm chưa tiệt trùng do có chứa các loại vi
khuẩn.

– Nấu chín kỹ trứng
sao cho lòng trắng và lòng đỏ cứng lại để diệt vi trùng, không ăn trứng sống hay lòng đào.

– Không ăn rau mầm sống.

Tránh thịt và gia
cầm chưa nấu chín.

Tài liệu tham khảo

1. Tác giả
Dennis Anderson-Villaluz và cộng sự (Đăng ngày 16 tháng 02 năm 2022).
Nutrition
During Pregnancy to Support a Healthy Mom and Baby
, Health.gov. Truy cập ngày 06 tháng
05 năm 2023.

2. Dược sĩ Lưu Anh (Đăng ngày 02 tháng 03 năm 2023). Các loại
vitamin và khoáng chất cần bổ sung trước, trong khi mang thai
.Dinh dưỡng cho
bà mẹ trong thời gian cho con bú
. nhathuocngocanh.com. Truy cập ngày 06 tháng 05 năm
2023.

3. Tác giả Dược
sĩ Hỹ Văn Lạng
(Ngày đăng 28 tháng 05 năm 2022). Thuốc
bổ cho bà bầu loại nào tốt? Lời khuyên từ chuyên gia sản khoa
. DuocTinPhong.com.
Truy cập ngày 06 tháng 05 năm 2023.

4. Chuyên
gia CDC (Đăng ngày 13 tháng 6 năm 2022).
Weight Gain
During Pregnancy
,
CDC. Truy cập ngày 06 tháng 05 năm 2023.

5. Dược sĩ Khánh Linh (Ngày đăng 06 tháng 01 năm 2023). Dùng thuốc bổ
cho bà bầu như thế nào cho đúng, ý kiến từ chuyên gia.
. Hướng dẫn bổ
sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
trungtamthuoc.com. Truy cập ngày 06 tháng 05 năm
2023.

6. Chuyên
gia Foodsafety.gov.(Đăng ngày 25 tháng 9 năm 2020).
People at Risk:
Pregnant Women
,
Foodsafety.gov. Truy cập ngày 06 tháng 05 năm 2023.

7. Dược sĩ Lan Anh (Ngày đăng 30 tháng 01 năm 2023). Hướng dẫn bổ
sung sắt cho bà bầu theo WHO
.
Truy cập ngày 06 tháng 05 năm 2023.