Trang chủ / Hoạt động chuyên môn / Da liễu, chống phong / NỖI NIỀM CỦA BỆNH NHÂN PHONG
Da liễu, chống phong

NỖI NIỀM CỦA BỆNH NHÂN PHONG

11/12/2023 - 107 Lượt xem

        Bà Ma Thị Dí, sinh năm 1941 sống cùng một đứa
cháu nhỏ
. Bản thân bà tuổi cao, sức yếu, lại
phải chịu đựng
căn bệnh phong
bao năm nay.
Với người khỏe mạnh, công việc nhà
nông
đã vất vả, nhưng với bệnh nhân phong thì càng gian khó. Bởi người mắc căn bệnh trên phải đối mặt với khá nhiều di
chứng nghiêm trọng như
: loét lỗ đáo bàn chân, hệ thống
dây thần kinh chịu nhiều tổn thương
khiến bàn chân, bàn tay bị co ngón, rụng đốt, biến dạng cơ thể... Thậm chí, nhiều bệnh nhân phải chấp nhận sống tàn phế suốt cuộc đời.Ma Thị Dí cho biết: “Bệnh phong khiến bà yếu cơ, tê bì ở cánh tay; bàn chân, bàn tay có một số vùng mất cảm giác. Dạo gần đây thay đổi thời tiết
nên các khớp xương càng đau buốt, không thể ngủ nổi, việc đi lại
, vệ sinh cá nhân gặp khó khăn.”

 

Bà Ma Thị Dí tàn tật, nghèo khó vì căn bệnh phong quái ác. 

Đến thời điểm hiện tại, bà Dí chỉ là một trường
hợp trong số
hơn 10 bệnh nhân phong tàn tật cần được chăm sóc suốt
đời trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, khoa Da liễu- chống phong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cũng đang
quản lý ngoại trú hơn
30 bệnh nhân phong; bệnh vện đa khoa huyện Phú Bình quản lý, chăm sóc
hơn 7
0 bệnh nhân phong tại khu Điều trị phong. Đa số họ
đều là người cao tuổi, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cần được chính quyền địa
phương quan tâm, vận động hỗ trợ thêm từ các nguồn từ thiện, viện trợ để nâng
cao đời sống.

Bác sĩ
Nguyên Thiện, Trưởng khoa Da liễu- chống phong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “Mục tiêu trong giai
đoạn 2021- 2025, sẽ đi sâu vào chăm sóc tàn tật cho bệnh nhân phong, phòng ngừa biến chứng, phòng ngừa tàn tật mới, tránh nhiễm khuẩn, nâng cao đời sống cho bệnh nhân phong; đề nghị Sở Y tế và UBND tỉnh cho tiến hành kiểm tra,
đánh giá
tiến tới loại trừ bệnh phong t
uyến huyện; củng cố mng lưới và tạo sự đồng thuận trong đội ngũ làm công tác chống phong từ
tỉnh đến xã. Tổ chức khám phát hiện bệnh nhân phong mới với các
hình thức khám lồng ghép với các chương trình.

Hàng
năm Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp cùng với các Trung tâm Y tế huyện thực hiện
khoảng 30 nghìn lượt khám sàng lọc bệnh da liễu, phát hiện bệnh nhân phong mới. Nếu phát hiện có bệnh
nhân phong mới sẽ tiếp tục điều trị đa hóa trị liệu. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã khám gần 5.450 lượt bệnh nhân mắc bệnh da. Từ năm 2017 đến nay, tỉnh Thái Nguyên không phát hiện thêm ca bệnh phong mới.

       Điều
trị bệnh nhân
phong không chỉ là cứu sống mạng
người, mà còn làm cho bệnh nhân
phong có cơ hội tái
hòa nhập cộng đồng, thay đổi cuộc sống của những mảnh đời không may mắc phải
bệnh hiểm nghèo.