Trang chủ / Tin tức - Sự kiện / Thông tin Y dược / Rối loạn tiền đình là gì? Cần làm gì để phòng tránh hội chứng rối loạn tiền đình?
Thông tin Y dược

Rối loạn tiền đình là gì? Cần làm gì để phòng tránh hội chứng rối loạn tiền đình?

11/12/2023 - 138 Lượt xem

 

1. Tiền
đình và rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình (vestibular) là một bộ phận của hệ thần
kinh, nằm ở sau ốc tai, cả hai bên. Chức năng của tiền đình là giữ bằng cơ thể, nếu
không có bộ phận này, cơ thể chúng ta không thể duy trì sự thăng bằng, hoạt động
ở mọi tư thế, cũng như không thể phối hợp nhịp nhàng các bộ phận khi cử động, vận
động.

 

 Rối loạn tiền đình là khi tiền đình mất khả năng thực hiện các chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể, các triệu chứng được ghi nhận nhiều nhất có thể kể đến như quay cuồng, loạng choạng, không thể đứng vững, nôn nao, chóng mặt, ù tai, hoa mắt… 

Các
triệu chứng này tái đi tái lại dai dẳng, gây nguy hiểm cho người bệnh đặc biệt
khi đang điều khiển phương tiện giao thông hay phải làm việc, vận hành máy móc.

2. Có những loại rối loạn tiền đình nào?
Triệu chứng là gì?


thể phân loại rối loạn tiền đình dựa theo nguyên nhân như sau:

Rối
loạn tiền đình ngoại biên: khá phổ biến.


Nguyên nhân xuất phát từ phần tai trong hay dây thần kinh tiền đình. Khi người
bệnh có bệnh lý ở tai trong, hay dùng các chất kích thích (bia, rượu) quá nhiều.
Rối loạn tiền đình ngoại biên cũng có thể xảy ra do tác dụng không mong muốn của
một số thuốc điều trị như
kháng
sinh, ung thư, giảm đau… gây ảnh hưởng, tổn hại tới
dây thần kinh tiền đình, cụ thể là dây thần kinh số 8.


Triệu chứng: Điển hình là chóng mặt khi thay đổi tư thế, mất tập trung, ù tai,
buồn nôn và nôn, choáng váng, giảm thính lực…

Rối
loạn tiền đình trung ương:


Rối loạn tiền đình trung ương xảy ra khi bệnh nhân có các tổn thương nhân tiền
đình, có vị trí ở thân não hay tiểu não.


Triệu chứng: Hội chứng chóng mặt tiền đình trung ương, bao gồm chứng đau nửa đầu
tiền đình, các dấu hiệu bất thường chuyển động mắt, tư thế và tri giác, phản xạ
tiền đình – mắt, mất cân bằng trương lực khi ngáp, đặc trưng bởi rung giật nhãn
cầu theo chiều ngang, dọc. Mất kiểm soát cơ thể và không thể phối hợp các bộ phận
cơ thể khiến người bệnh không thể đứng vững, nghiêng người, ngã, mất cân bằng
âm sắc khi nói, giọng nói bị thay đổi

 

 Hầu hết các rối loạn tiền đình biểu hiện dưới dạng hội chứng mãn tính hoặc mãn tính, tuy nhiên, hội chứng tiền đình cấp tính là một dạng nguy hiểm do viêm dây thần kinh tiền đình. Biểu hiện chóng mặt hoặc mất thăng bằng nghiêm trọng khi mới khởi phát, rung giật nhãn cầu hoặc dáng đi không vững. 

Ngoài
ra, bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn tiền đình thường không chỉ có rối loạn tiền
đình đơn lẻ mà đi kèm các bệnh lý khác như thiểu năng tuần hoàn não, bệnh lý
huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường… Những bệnh nhân có bệnh lý nền hay mắc
kèm có nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ, gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại các
biến chứng nặng nề.

3. Điều trị rối loạn tiền đình

Bệnh
nhân nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như điều trị các bệnh lý mắc
kèm nếu có, tích cực thực hiện phục hồi chức năng và xây dựng cho mình lối sống,
sinh hoạt điều độ

 

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tham khảo các nhóm thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng chóng mặt sau: Antihistamine, Anticholinergic, Sympathomimetic. 

4. Cần làm gì để phòng tránh rối loạn tiền
đình?

Các biện pháp phòng ngừa hội chứng rối loạn tiền
đình hiệu quả có thể kể đến như:

Tạo cho bản thân lối sống lành mạnh:

– Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với thể
trạng, không lười vận động và cũng không luyện tập quá sức có thể gây phản tác
dụng. Tránh giữ nguyên một tư thế quá lâu, đặc biệt với đối tượng dân văn
phòng, nên luyện tập phần cổ, vai gáy, và nên có thời gian nghỉ giải lao tập
các động tác đơn giản, đi lại nhẹ nhàng khi phải làm việc trước máy tính quá
lâu.

 

– Có chế độ ăn phù hợp, uống đủ lượng nước mỗi ngày (1,5-2 lít nước), ăn đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản, bổ sung rau quả tươi, hạn chế đồ ăn chiên rán, đồ ăn sẵn, chứa chất bảo quản. 

– Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá,
bia, rượu.

– Không tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định của bác
sĩ, đặc biệt là các thuốc kê đơn, tuân thủ liều lượng cũng như thời gian điều
trị.

– Giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực, stress
trong thời gian dài.

– Nên khám định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện,
điều trị kịp thời không chỉ hội chứng rối loạn tiền đình mà còn các bệnh lý
khác.

Những bệnh nhân đang mắc hội chứng rối loạn tiền
đình cũng có thể áp dụng các biện pháp trên để cải thiện triệu chứng, ngăn chặn
diễn tiến nặng hơn của bệnh, đặc biệt là tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ,
thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng nếu cần thiết.

Rối loạn tiền đình là hội chứng hay mắc phải ở nhóm
đối tượng người cao tuổi, và tỷ lệ mắc cao hơn ở nữ giới, tuy nhiên, ngày nay độ
tuổi mắc rối loạn tiền đình đang có xu hướng trẻ hóa, vì vậy, ngay từ bây giờ mỗi
người nên có ý thức với sức khỏe của mình,
thực hiện các biện pháp đơn giản để có thể phòng ngừa rối loạn tiền đình.

Tài liệu tham khảo:

1. BS Minh Hoàng (Ngày đăng: Ngày 03 tháng 10 năm
2017). Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiền đình ngoại biên,
Sức khỏe và đời sống. Ngày truy cập: Ngày 06 tháng 05 năm 2023.

2. Dược sĩ Lưu Anh. Ngày đăng: Ngày 31 tháng 10
năm 2022. Rối Loạn Tiền Đình: Triệu Chứng, Cách Phòng Và
Điều Trị
. Ngày truy cập: Ngày 06 tháng 05 năm 2023.

3. Chóng mặt – Khái niệm, nguyên nhân, tiêu chuẩn chẩn đoán.
Ngày truy cập: Ngày 06 tháng 05 năm 2023

4. Marianne Dieterich (Ngày đăng: năm 2007). Central
vestibular disorders
, Pubmed. Ngày truy cập: Ngày 06 tháng 05 năm
2023.

5. Kevin A Kerber (Ngày đăng: năm 2020). Acute
Vestibular Syndrome
, Pubmed. Ngày truy cập: Ngày 06 tháng 05 năm
2023.

6. Dược
sĩ Bích Ngọc
( Ngày đăng 18 tháng 10 năm 2020). thuốc điều trị rối loạn tiền đình. HealCentral.org.
Ngày truy cập: Ngày 06 tháng 05 năm 2023.

 7. Michael
Strupp và cộng sự (Ngày đăng: năm 2020). Vestibular Disorders: Diagnosis, New Classification and
Treatment
, NCBI. Truy cập ngày 06 tháng 05 năm 2023.