Trang chủ / Tin tức - Sự kiện / Thông tin Y dược / XÓA BỎ RÀO CẢN VÀ “CHẤM DỨT KỲ THỊ” VỀ KINH NGUYỆT
Thông tin Y dược

XÓA BỎ RÀO CẢN VÀ “CHẤM DỨT KỲ THỊ” VỀ KINH NGUYỆT

11/12/2023 - 68 Lượt xem

               
Bà Nguyễn Thu Hằng – Giám đốc
Chương trình Quốc gia, AHF Việt Nam chia sẻ: “Ở Việt Nam, hiện vẫn còn nhiều trẻ
em gái và phụ nữ còn hạn chế tiếp cận với các sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt bởi
nhiều lý do khác nhau, bao gồm các yếu tố về kinh tế, văn hóa và giáo dục.
Nghèo đói làm cho họ không có khả năng tiếp cận với băng vệ sinh hoặc sự không
sẵn có của các sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt phù hợp tại nơi họ sinh sống. Vẫn
còn quan niệm khi đến kỳ kinh thì phụ nữ không được tham gia những nghi lễ tôn
nghiêm như đi chùa, thờ cúng tổ tiên… Mặt khác, trong các nhà trường, việc giáo
dục giới tính cho các em gái vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn, do đó các em
còn thấy ngại ngùng, rụt rè chia sẻ với người lớn, thậm chí là cả với mẹ đẻ
mình khi các em đến kỳ kinh nguyệt. Vì những rào cản đó, nhiều trẻ không có đủ
kiến thức về vệ sinh kinh nguyệt, không biết vệ sinh đúng cách khi đến kỳ kinh
làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe sinh sản của các em. Với chiến
dịch cung cấp hàng triệu băng vệ sinh miễn phí tại Châu Á, chúng tôi mong muốn
cộng đồng nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản đặc biệt là sức khỏe sinh sản
vị thành niên, trong đó có vệ sinh kinh nguyệt, xóa bỏ những rào cản liên quan
để trẻ em gái và phụ nữ được tiếp cận các sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt một cách
thoải mái và dễ dàng”.
       Tại sự kiện, chiến dịch truyền
thông chia sẻ kiến thức về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên,
đặc biệt là tầm quan trọng của việc vệ sinh kinh nguyệt đúng cách đã nhận được
sự hưởng ứng của đông đảo thầy cô giáo và các em học sinh. Gần 4.000 băng vệ
sinh đã được cấp phát miễn phí cho giáo viên và học sinh nữ của Trường. Ngoài
ra, tổ chức AHF còn cung cấp miễn phí bao cao su và tuyên truyền phòng lây nhiễm
HIV/AIDS cũng như phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho học sinh của
trường.

Ngày Vệ sinh Kinh nguyệt được
công nhận trên toàn Thế giới vào ngày 28/5/2014 nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc giáo dục kiểm soát vệ sinh kinh nguyệt đối với sức khỏe sinh sản cũng như
trao quyền cho trẻ em gái tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội, duy trì lối
sống lành mạnh và có quyền tự quyết định trong cuộc sống. Năm 2022, được đổi
tên thành ngày Sức khỏe Kinh nguyệt với chủ đề “Chấm dứt kỳ thị” là một điểm nhấn
nhằm kêu gọi cộng đồng chấm dứt kỳ thị về kinh nguyệt đối với phụ nữ, trẻ em
gái, người chuyển giới nam và những người còn kinh nguyệt không nằm trong độ tuổi
sinh sản./.
Gần
4.000 băng vệ sinh được phát miễn phí cho học sinh và giáo viên nữ của trường